Hướng dẫn cúng giỗ tổ sân khấu đúng nhất

Ngày 12/8 âm lịch hàng năm được xem là ngày ý nghĩa trọng đại của những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu. Đây là ngày để họ có thể hướng về cội nguồn, người đã tạo ra cái nghiệp để họ có được ngày hôm nay. Cúng giỗ tổ sân khấu và tất tần tật những kiến thức liên quan đến ngày lễ này sẽ được Thánh Cúng đề cập đến bạn trong bài viết dưới dây, chắc chắn bạn sẽ hài lòng.

Cúng giỗ tổ ngành sân khấu bắt nguồn từ đâu?

Cứ đến ngày những ngày giữa tháng 8 âm lịch thì sân khấu các nơi lại rộn ràng chuẩn bị cúng tổ. Dù bận rộn như thế nào, các nghệ sĩ cúng gác lại công việc, chia thành từng đoàn, đến sân khấu này thắp hương, qua sân khấu khác thắp hương, thắp hương từ rạp này qua rạp khác. Nhưng khi được hỏi tổ nghiệp là ai thì mỗi người lại kể theo một cách khác nhau.

Theo những nghệ sĩ làm nghề lâu năm, phong tục thờ rổ xuất phát từ các đoàn hát bội dần lan sang cải lương, tuồng chèo, kịch nói… Về sau, ca sĩ, diễn viên, người mẫu, nhà sản xuất, nhạc sĩ… cũng tham gia và duy trì việc cúng tổ hàng năm và khấn tổ trước khi ra diễn.

Cách cúng giỗ tổ nghề sân khấu của nghệ sĩ Việt

Mỗi năm đến ngày giỗ tổ, các nghệ sĩ trong Nam, ngoài Bắc đều có những hoạt động để tôn vinh nghề và tưởng nhớ tổ nghiệp.

Các đơn vị và sân khấu thường tổ chức lễ giỗ tổ riêng nhưng thường có 3 hoạt động chính:

  • Lễ dâng hương,
  • Dâng hoa Tổ nghề;
  • Lễ tri ân những nghệ sĩ cao tuổi, tưởng nhớ những nghệ sĩ đã qua đời và vinh doanh những nghệ sĩ đã có những đóng góp nổi bật; cuối cùng là những tiết mục văn hóa nghệ thuật đặc sắc.

Các nghệ sĩ khắp nơi hướng về tổ nghề. Đến với ngày giỗ tổ trang trọng, người mang hoa, người mang trái cây, người mang heo quay, người mang gà luộc dâng lên bàn thờ tổ để thể hiện lòng tôn kính đến tổ nghiệp, cầu mong tổ nghề phù hộ sự nghiệp gặp may mắn ngày càng phát triển.

Lễ vật cúng giỗ tổ sân khấu gồm những gì?

Với kinh nghiệm nghiên cứu nhiều năm của dịch vụ Đồ Cúng Trọn Gói chúng tôi thì trên bàn thờ tổ nghiệp sân khấu các nghệ sĩ thường chuẩn bị lễ vật chủ yếu là heo quay, gà luộc và xôi. Còn trái cây thì có quả quýt, quả mãng cầu, quả thanh long, quả nhãn hồng. Đặt biệt, có một số lễ vật thường kị không cúng tổ đó là quả táo, quả bom, quả cam lê, bánh kem, hoa lay ơn đỏ, hoa lay ơn trắng và bánh trung thu.

Thờ tổ nghiệp là một tín ngưỡng thờ cúng của dân gian, là thực hiện việc thờ cúng thánh thần chứ không phải là thờ phật. Vì vậy trong ngày cúng giỗ tổ nghề sân khấu, hoàn toàn có thể thực hiện việc cúng mặn. Các nghệ sỹ khi tham gia buổi giỗ thường chuẩn bị lễ vật là heo quay, một phần thể hiện lòng biết ơn đến tổ nghiệp đã luôn phù hộ cho mình có được thuận lợi, thành công trong nghề, một phần sẽ chia sẻ đến những người ở trong ban tổ chức. Bởi heo quay sau khi cúng lễ sẽ được xẻ thịt để chiêu đãi khách đến tham dự.

Với mọi nghệ sĩ lớn nhỏ hay tất cả những người hoạt động nghệ thuật thì việc thờ cúng giỗ tổ sân khấu là hết sức quan trọng. Hy vọng bài viết của dịch vụ Đồ Cúng Trọn Gói chúng tôi sẽ mang đến cho bạn một kiến thức tốt nhất để chuẩn bị đầy đủ và chu đáo cho mâm cúng giỗ tổ sân khấu. Chúc bạn luôn gặp may mắn và thành công trong cuộc sống.

ĐÔI NÉT VỀ THÁNH CÚNG

Thánh Cúng tên thật là Khương Bùi, Founder and CEO của Cty Cổ Phần Đồ Cúng Tâm Linh Việt, Đồ Cúng Trọn Gói, là Cty chuyên cung cấp dịch vụ trọn gói như Cúng đầy tháng, cúng thôi nôi, Cúng khai trương, cúng động thổ và tất cả các lễ cúng khác 

Ngoài việc cung cấp các mâm cúng xe mới trọn gói thì chúng tôi còn muốn chia sẻ các kiến thức về phong tục tập quán, tâm linh 

Chúc bạn luôn thành công và may mắn trong cuộc sống!